Hoc

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Hoc

Nothing


    Văn KT 1 tiết số 6 - Đề 1

    avatar
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 3
    Join date : 09/03/2010

    Văn KT 1 tiết số 6 - Đề 1 Empty Văn KT 1 tiết số 6 - Đề 1

    Bài gửi  Admin Thu Mar 18, 2010 6:08 am

    Đề Bài : Qua hai tác phẩm " Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ", trình bày suy nghĩ và nhận xét của em về lòng yêu nước của các tác giả.

    Bài làm


    Hồi lớp bảy, chúng ta đã được học "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta", qua đó đã hiểu phần nào vè những cử chỉ của lòng yêu nước. Và lên lớp tám, ta lại được học hai tác phẩm được viết bằng những câu văn chan chứa tình cảm yêu nước : "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" được viết bởi hai nhân vật nổi tiếng của lịch sử dân tộc Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn.

    Trước hết, ta phải hiểu lòng yêu nước là gì. Theo nhà văn Ê - ren - bua trong bài "Lòng yêu nước", lòng yêu nước là "lòng yêu những vật tầm thường nhất, yêu người thân, yêu Tổ quốc". Còn theo như chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" thì khi Tổ quốc bị xâm lăng, "tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn" và "nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước". Qua đó, ta có thể kết luận, lòng yêu nước chính là thứ tình cảm cao đẹp của con người dành cho đất nước của mình. Khi đất nước cần thì phải thể hiện lòng yêu nước qua những hành động. Thời bình thì cùng nhau bắt tay xây dựng đất nước, thời chiến thì xông pha trận mạc chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Mỗi tác phẩm của hai tác giả Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn cũng được viết trong hai thời kỳ khác nhau : thời bình và thời chiến.

    Trong bài "Chiếu dời đô", lòng yêu nước của Lý Công Uẩn được thể hiện bằng một khát vọng dời đô, mong muốn đất nước phát triển trong thời bình không còn giặc giã. Để có thể thuyết phục khát vọng dời đô của mình, đầu tiên tác giả nêu lên dẫn chứng về các làn dời đô thời Tam đại của Trung Quốc, rồi qua đó phê phán hai triều Đinh, Lê khinh thường mệnh trời, theo ý riêng mình mà cứ đóng đô ở Hoa Lư. Sau đó, tác giả còn đưa ra những tác hại của việc ko chịu dời đô của hai nhà Đinh, Lê và tỏ lòng đau xót : "Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi". Tiếp theo, nhà vua đưa ra những thuận lợi của Đại La : "Ở vào nơi trung tâm trời đất ; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây ; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rồng mà bằng ; đất cao mà thoáng". Thậm chí ông còn tỏ vẻ quan tâm đến người dân : "Dân chúng khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt ; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi". Kết thúc bài văn bằng một câu hỏi thân tình "Các khanh nghĩ thế nào?", nhà vua đã khiến bài chiếu này trở thành một văn bản bàn luận, hỏi ý kiến của quần thần chứ không còn là một mệnh lệnh nữa, điều đó phần nào đã xích nhà vua lại gần quần thần, khiến cho văn bản lại càng tăng tính thuyết phục hơn. Và quả nhiên, việc dời đô đã là một việc làm đúng đắn, không chỉ là trong lịch sử, mà sau này, Thăng Long Hà Nội vẫn còn là thủ đô của Việt Nam.

    Nếu như lòng yêu nước của Lý Công Uẩn là một niềm ao ước đất nước phát triển phồn thịnh trong một thời thái bình, thì ở Trần Quốc Tuấn, lòng yêu nước xuất phát từ trong thời chiến, là lòng căm ghét giặc, là môt ý chí muốn đánh tan giặc, bảo vệ nước nhà. Trong vai trò của một vị chủ tướng, Trần Quốc Tuấn có trách nhiệm khích lệ tướng sĩ quyết tâm đánh giặc. Vậy nên, ông đã viết nên một bài hịch được lưu truyền đến mãi sau này, trở thành một trong những bài hịch nổi tiếng nhất : Hịch tướng sĩ. Trong bài hịch, trước tiên, ông kể những tội ác của giặc bằng những câu văn biền ngẫu sắc sảo và sử dụng từ ngữ phong phú, độc đáo. Sau đó, ông thẳng thắn nhìn vào những sai trái của tướng sĩ và trực tiếp phê phán làm thức tỉnh lòng tự trọng trong mỗi binh lính. Tiếp theo, ông đưa những dẫn chứng nằm trong hai viễn cảnh trái ngược thắng và bại nhằm khích lệ tướng sĩ phải chiến đấu và sống sao để người chủ tướng được tự hào. Cuối cùng, ông rút ra lời khuyên tướng sĩ đọc cuốn "Binh thư yếu lược" để hiểu hết binh pháp các nhà. Và cũng nhờ bài hịch đó, nhờ ý chý đánh giặc và nhờ lòng yêu nước mà quân đội nhà Trần đã đánh tan được giặc, đội quân mạnh bậc nhất thế giới thời bấy giờ, đó quả là một kỳ tích. Tất cả là nhờ có lòng yêu nước...

    Hai người khác nhau, có những hành động khác nhau ở các thời kỳ khác nhau, nhưng tất cả đều xuất phát từ lòng yêu nước. Liệu rằng, nếu không có lòng yêu nước, Lý Công Uẩn có thể viết nên một bài chiếu thuyết phục nếu không có lòng yêu nước không ? Liệu Trần Quốc Tuấn có viết nên một bài hịch hay nếu không có lòng yêu nước không ?

    Lòng yêu nước đã trở thành một tình cảm cao đẹp mà mỗi người đều phải có. Nó đã trở thành tình cảm tất yếu con người Hi vọng rằng, lòng yêu nước sẽ được thể hiện qua nhiều hành động và cử chỉ của mỗi con người Việt Nam chúng ta.

      Hôm nay: Thu Mar 28, 2024 8:28 am